Kế hoạch giáo dục tháng 9 năm học 2019-2020
25/05/2020
-admin
-0 Bình luận
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC THÁNG 9 – LỨA TUỔI MẪU GIÁO LỚN 5-6 TUỔI – LỚP A1
Tên giáo viên:
Thời gian/hoạt động | Tuần 1 | Tuần 2 | Tuần 3 | Tuần 4 | Mục tiêu thực hiên | |
Đón trẻ, thể dục sáng | - Cô ngồi ở cửa lớp đón trẻ với thái độ niềm nở, thể hiện sự quan tâm đến trẻ, trao đổi nhanh với phụ huynh về tình hình của trẻ. - Cho trẻ về góc chơi đồ chơi. - Cô dạy trẻ thói quen tự phục vụ cho trẻ, tự cất quần áo, giầy dép, ba lô cho vào đúng nơi quy định. - Rèn cho trẻ lễ phép với giáo viên, trẻ biết chào cô, chào ông bà, bố mẹ trước khi vào lớp. - Tạo tình cảm giữa cô và trẻ, tạo niềm tin cho phụ huynh. - Giúp trẻ có tâm thế thoải mái, hứng thú khỏe khoắn bước vào các hoạt động trong ngày. - Phát triển cơ thể và tạo thói quen nề nếp cho trẻ. - Cô dạy trẻ biết dạ khi cô gọi tên, tập cho trẻ biết quan tâm đến các bạn trong lớp. - Hướng cho trẻ làm quen với các góc chơi trong lớp. - Thứ 2: Chào cờ đầu tuần Tập các động tác thể dục theo nhạc bài “ Trường mầm non bé yêu”. Trẻ tập với gậy - Khởi động: Trẻ đi vòng tròn các kiểu chân, cúi người, chạy nhanh dần, chậm dần theo nhạc - Trọng động: + Hô hấp: Hít sâu, thở mạnh bằng lồng ngực + Tay: Tay đưa ra trước, lên cao, hai chân rộng bằng vai + Chân: Nhịp 1, 3 đứng đưa một chân lùi phía sau, tay đưa lên cao. Nhịp 2, 4 đưa 1 chân ra phía trước và hạ tay xuống. + Bụng: Hai chân rộng bằng vai, đưa tay lên cao, nghiêng người sang 2 bên + Bật: Bật chụm tách chân, 2 tay đưa ra trước – hạ xuống, lưng thẳng, mắt nhìn về phía trước. - Hồi tĩnh: Trẻ tập các động tác điều hòa hít thở đều - Trẻ chơi vận động trên nền nhạc bài dân vũ Chicken dance | |||||
Trò chuyện | - Cô trò chuyện với trẻ về trường, lớp của trẻ, các bạn trong lớp. - Trò chuyện, chia sẻ cảm xúc với trẻ về những ngày đầu năm học mới - Trò chuyện và giới thiệu với trẻ về các góc chơi trong lớp,góc chơi ngoài trời, đồ dùng đồ chơi trong trường - Trò chuyện với trẻ về bản thân, gia đình của trẻ, gợi ý cho trẻ giới thiệu về mình, về gia đình mình với cô giáo và các bạn trong lớp . | |||||
Hoạt động học | T2 | Vận động- VĐCB: Đi bằng mép ngoài bàn chân, đi khụy gối - VĐ ôn: Trườn sấp - TCVĐ: Rồng rắn lên mây | Làm quen chữ viếtLQCV Làm quen o,ô,ơ | Vận độngPTVĐ - VĐCB: Bò bằng bàn tay và bàn chân 4-5m - VĐ ôn: Chạy 18m trong khoảng 10s - TCVĐ: Các dấu thanh | ||
T3 | Khám pháHĐKP Ngày hội trăng rằm | Vận độngPTVĐ - VĐCB: Chạy 18m trong khoảng 10s - VĐ ôn: Đập và bắt bóng bằng hai tay - TCVĐ: Cuốc đất | Khám pháHĐKP Lớp học của bé | |||
T4 | Âm nhạcÂM NHẠC - NDTT: DH:Chiếc đèn ông sao - NDKH: + Nghe hát: Gác trăng + TCÂN: Tai ai tinh | Hoạt động tạo hìnhTạo hình Vẽ chân dung bạn thân ( Đề tài) | Âm nhạcÂM NHẠC - NDTT: DH: em đi mẫu giáo - NDKH: + Nghe hát: Ngày đầu tiên đi học ( MT 102) + TCÂN: Bé đoán thật tài | |||
T5 | Văn họcVĂN HỌC Truyện: Mèo con và quyển sách ( Đa số trẻ chưa biết- Tg Trần Thị Thu) | Làm quen với toánLQVT Ôn số lượng từ 1- 5 | Văn họcVĂN HỌC Truyện: Bạn mới ( Đa số trẻ chưa biết- Tg Nguyệt Mai) | |||
T6 | Hoạt động tạo hìnhTạo hình Làm đèn lồng ( Đề Tài) | Văn họcVĂN HỌC Thơ: Làm quen chữ số ( Đa số trẻ chưa biết- Tg Vương Trọng) | Hoạt động tạo hìnhTẠO HÌNH Cắt và dán đồ dùng, đồ chơi bé thích (Đề tài) | |||
Hoạt động ngoài trời | *HĐCMĐ: - Trò chuyện về ngày nghỉ của bé - Đọc thơ “ Cô giáo của em” - Giao lưu với lớp B3 Các trò chơi vận động: + Đi bằng mép bàn chân theo hiệu lệnh + Luồn vòng + Xe bò + Chi chi chành chành - Dạy trẻ kỹ năng phục vụ: Tự rót nước uống theo nhu cầu bản thân - Lao động: Vệ sinh lau lá cây *TCVĐ: - Mèo đuổi chuột - Lộn cầu vồng - Mèo và chim sẻ *Chơi theo ý thích: - Chơi đồ chơi Lego - Chơi tự do quanh sân trường *HĐCMĐ: - Trò chuyện, xem tranh ảnh về ngày khai giảng - Đọc truyện “Chiếc áo đẹp” cho trẻ nghe - Giao lưu với lớp B3 Các trò chơi vận động: + Ô tô vào bến + Đi nối bàn chân tiến lùi + Đi trên dây + Chơi chèo thuyền - Lao động: Giúp bác lao công nhặt rác quanh sân trường - Dạy trẻ kỹ năng sống: Đi đường đi về phía bên phải *TCVĐ: - Kéo co - Nhảy qua suối ( MT 59) - Bịt mắt bắt dê *Chơi theo ý thích: - Chơi đồ chơi tự do - Chơi tự do quanh sân trường *HĐCMĐ: - Trò chuyện về lớp học của bé - Đọc thơ: Bé học Toán - Giao lưu với lớp B3 Các trò chơi vận động: + Nhảy lò cò + Đập bắt bóng tại chỗ + Thỏ tìm chuồng + Gieo hạt nảy mầm - Lao động tập thể - Dạy trẻ kỹ năng sống: Chào hỏi lễ phép khi gặp người lớn tuổi *TCVĐ: - Tập tầm vông - Nhảy lò cò - Cây cao cỏ thấp *Chơi theo ý thích: - Chơi tự do trong sân trường | |||||
Hoạt động chơi góc | * Góc khám phá trải nghiệm: - Khám phá: UDTHCS: Bé tập xỏ dây giày, cởi, cài nút áo, chải tóc, đánh răng + MĐYC: - Dạy trẻ một số kỹ năng tự phục vụ bản thân - Trẻ chơi đúng vị trí, chơi đoàn kết, chơi xong biết cất đồ chơi về đúng chỗ gọn gàng + Kỹ năng chơi: Trẻ biết cách tự xỏ dây giày, tự chải tóc, tự cài, cởi nút áo, tự đánh răng + ĐD, ĐC: dây giày, áo mở sẵn cúc, hình mô phỏng bạn gái, bàn chải đánh răng, mô hình hàm răng + Kỹ năng mới: Biết phối hợp, trao đổi, cùng thực hiện một hoạt động * Góc học tập: Tìm hiểu về những con số * Góc phân vai: Bé tập làm cô giáo, gia đình, quầy dịch vụ của trường. * Góc sách truyện: Xem truyện sách về chủ đề trường mầm non * Góc nghệ thuật: + Tạo hình: +Làm hình ảnh về các thành viên trong lớp bằng các chất liệu khác nhau ( MT 34) + Âm nhạc: Hát các bài hát về Trường mầm non * Góc xây dựng: Xây dựng trường mầm non, các phòng học, vườn hoa * Góc xây dựng: Xây dựng trường mầm non, các phòng học, vườn hoa, sân chơi ( MT 91) + MĐYC: - Trẻ biết ghép các khối lắp ghép thành mô hình trường học, biết sắp xếp các vị trí lớp học sao cho phù hợp, trang trí thêm cây cảnh và vườn hoa xung quanh…. - Trẻ chơi đúng vị trí, biết phối hợp để tạo nên sản phẩm, không tranh giành đồ chơi trong khi chơi, chơi xong cất đồ chơi gọn gàng về đúng nơi quy định + Kỹ năng chơi: Trẻ có kỹ năng ghép các khối, kỹ năng sắp xếp cho phù hợp + ĐD, ĐC: gạch, cây cảnh, khối lắp ghép, thảm cỏ, đồ chơi trong sân trường, hàng rào…. * Góc khám phá trải nghiệm: Tìm hiểu về chất liệu của các loại đồ chơi, lưu ý về chất liệu nhựa * Góc học tập: Xem và xếp tranh về ngày Tết Trung Thu * Góc phân vai: Bán bánh kẹo, hoa quả, đồ chơi Trung Thu. * Góc sách truyện: Làm sách về trường mầm non * Góc nghệ thuật: + Tạo hình: Làm đèn lồng đón Tết Trung Thu + Âm nhạc: Biểu diễn các bài hát về Trung Thu * Góc học tập: Tìm hiểu về một số đồ vật của bản thân + MĐYC: - Trẻ phân loại đồ dùng theo nhóm chất liệu - Trẻ chơi đúng vị trí, chơi đoàn kết, chơi xong biết cất đồ chơi về đúng chỗ gọn gàng + Kỹ năng chơi: Trẻ đoàn kết khi + ĐD, ĐC: Đồ dùng phục vụ bản thân trẻ: quần áo, giày dép, ba lô, cốc uống nước, bát, thìa… * Góc khám phá trải nghiệm: Tập rót nước, bưng nước cho người khác. * Góc phân vai: Bé tập làm người nội trợ, nấu các món ăn cho gia đình. * Góc sách: Kể chuyện sáng tạo theo tranh Một ngày của bé ở trường mầm non. ( MT 70) - Giới thiệu về trường mầm non Hoa mai, giới thiệu tên, địa chỉ,và mô tả một số đặc điểm nổi bật của trường lớp khi được hỏi. * Góc nghệ thuật: + Tạo hình:Tô màu bức tranh các đồ chơi trong sân trường + Âm nhạc: Biểu diễn các bài hát về trường mầm non * Góc xây dựng: Xây dựng sân chơi trong trường mầm non * Góc học tập: - Gọi tên và chỉ ra các đặc điểm giống và khác nhau giữa 2 khối cầu và khối trụ, khối vuông và khối chữ nhật. Sử dụng lời nói và hành động để chỉ vị trí đồ vật so với vật làm chuẩn.( MT 48) | |||||
Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh | - Luyện tập rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, tự làm vệ sinh, trực nhật...( MT 82) - Rèn đi vệ sinh đúng nơi quy định, sử dụng đồ dùng vệ sinh đúng cách - Thực hiện các thói quen văn minh trong khi ăn, nhận biết một số nguy cơ không an toàn khi ăn uống, sử dụng đồ dùng ăn uống thành thạo.( MT 17) - Nói tên món ăn hằng ngày, nhận biết một số thực phẩm thông thường và ích lợi của chúng đối với sức khỏe - Nghe kể chuyện: Bác sĩ chim Chào Mào - Lau đồ dùng đồ chơi trong lớp | |||||
Hoạt động chiều | *HĐ có mục đích: - Nói tên , địa chỉ và mô tả đặc điểm của trường lớp. ( MT 53) - Dạy trẻ kỹ năng sống: Bé thực hiện một số quy định ở trường, nơi công cộng ( MT 24) - HĐLĐ: Hướng dẫn trẻ cách vệ sinh giá đồ chơi - HĐ trò chơi: Chơi rước đèn trung thu - Thứ sáu: Biểu diễn văn nghệ Nêu gương bé ngoan *HĐ có mục đích: - Toán: Nhận biết các số được sử dụng trong cuộc sống - Dạy trẻ kỹ năng sống: Biết nói cảm ơn , xin lỗi chào hỏi lễ phép. ( MT 92) - Trò chuyện về họ tên, đặc điểm của các bạn trong lớp khi được hỏi ( MT 55) - Chơi trò chơi dân gian: Ô ăn quan Chơi theo ý thích: Chơi đồ chơi lego - Thứ sáu: Biểu diễn văn nghệ Nêu gương bé ngoan *HĐ có mục đích: - Nhận biết một số trạng thái cảm xúc vui, buồn qua tranh...( MT 84) - Gộp các đối tượng trong phạm vi 6-7 và đếm - HĐLĐ: Vệ sinh lớp học - Chơi trò chơi dân gian: Nu na nu nống - Thứ sáu: Biểu diễn văn nghệ Nêu gương bé ngoan | |||||
Chủ đề – Sự kiện | Ngày hội trăng rằm | Trường mầm non Hoa Mai thân yêu | Lớp mẫu giáo của chúng ta | |||
Đánh giá KQ thực hiện | ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN Đánh giá kết quả trên trẻ: + MT 17, 82, 92 : 98% trẻ đạt, còn một số trẻ chưa đạt: La Minh Đức. Do bạn vừa bị gãy chân nên chưa được vận động mạnh, cô sẽ hướng dẫn lại vào cuối tháng. + MT 24, 55, 70, 102 : 93% trẻ đạt, còn một số trẻ chưa đạt: La Minh Đức, Nhật Huy, Xuân Phúc, Phan Anh, Minh Hoàng, Khánh Linh, Phương Thảo, cô đã hướng dẫn lại và đánh giá vào các ngày khác trong tháng. + MT 48, 53, 59 : 90% trẻ đạt, còn một số trẻ chưa đạt: La Minh Đức, Xuân Phúc, Kim Ngân , cô đã hướng dẫn lại và đánh giá vào các ngày khác trong tháng. . + MT 84, 91 : 95% trẻ đạt, còn một số trẻ chưa đạt: La Minh Đức, Thượng Minh, Khánh Linh , cô đã hướng dẫn lại và đánh giá vào các ngày khác trong tháng. - Cần tổ chức các hoạt động củng cố vào các buổi chiều trong tuần. để một số trẻ chưa đạt mục tiêu luyện tập lại. Phấn đấu 98- 100% trẻ đạt các mục tiêu trong tháng.
ĐÁNH GIÁ CỦA BAN GIÁM HIỆU
|