Kế hoạch giáo dục tháng 01 năm học 2019 – 2020
25/05/2020
-admin
-0 Bình luận
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC THÁNG 1 – LỨA TUỔI MẪU GIÁO LỚN 5-6 TUỔI – LỚP A1
Tên giáo viên: Đinh Xuyên- Trần Lan
Thời gian/hoạt động | Tuần 1 | Tuần 2 | Tuần 3 | Tuần 4 | Tuần 5 | Mục tiêu thực hiên | ||
Đón trẻ, thể dục sáng | * Cô đón trẻ: - Cô ngồi ở cửa lớp đón trẻ với thái độ niềm nở, thể hiện sự quan tâm đến trẻ, trao đổi nhanh với phụ huynh về tình hình của trẻ. - Cho trẻ chơi các đồ chơi trong lớp. - Cô lưu ý trẻ bị ốm, mệt. - Cô nhắc nhở trẻ thói quen tự phục vụ, tự cất quần áo, giầy dép, ba lô cho vào đúng nơi quy định . - Cô nhắc nhở trẻ lễ phép với giáo viên, trẻ biết chào cô, chào ông bà, bố mẹ trước khi vào lớp. - Tạo tình cảm giữa cô và trẻ, tạo niềm tin cho phụ huynh. - Giúp trẻ có tâm thế thoải mái, hứng thú khỏe khoắn bước vào các hoạt động trong ngày. - Đọc truyện : Sự tích bánh chưng bánh giày, chuyện của Dê con. * Thứ hai: Chào cờ đầu tuần. * Tập các động tác thể dục sáng theo nhạc bài “Mùa xuân ơi mùa xuân”, “Nhà mình gói bánh chưng”. Trẻ tập với vòng thể dục. - Khởi động: Trẻ đi vòng tròn các kiểu chân, cúi người, chạy nhanh, chạy chậm dần theo nhạc . - Trọng động: + Hô hấp: Máy bay ù ù, thổi bóng, hít vào thở sâu. + Tay: Hai tay đánh xoay tròn trước ngực, đưa lên cao, đánh chéo hai tay ra phía trước, phía sau. + Bụng: Ngửa người ra sau kết hợp hai tay giơ lên cao, cúi người về phía trước, ngửa ra sau. + Chân: Nhảy lên đưa một chân về phía trước, một chân về sau, nâng chân, gập gối, khuỵu gối, đưachân ra phía trước. + Bật: Bật chụm – tách chân, bật về các phía. - Hồi tĩnh: Trẻ vận động nhẹ nhàng theo nhạc . * Cho trẻ cảm nhận về thời tiết, chơi trò chơi vận động. | |||||||
Trò chuyện | - Cô trò chuyện với trẻ về các hoạt động của trẻ trong những ngày nghỉ Tết dương lịch. - Trò chuyện với trẻ về các con vật sống trong gia đình, trong rừng, sống trên cạn, sống dưới nước, trong lòng đất, bay trên bầu trời. - Trò chuyện với trẻ về cách bảo vệ môi trường sống, các loài hoa và các con vật . - Trò chuyện với trẻ về thế giới động vật của bé, bé chăm sóc vật nuôi như thế nào, những con vật sống thành đàn, ích lợi của động vật đối với đời sống, mùa xuân và tết nguyên đán. - Dạy trẻ luôn hòa đồng với bạn trong khi chơi. - Trò chuyện về ngày nghỉ cuối tuần của trẻ: Những công việc mà trẻ có thể làm hay làm được khi ở nhà hay đi chơi cùng bố mẹ, những hoạt động mà trẻ được trải nghiệm cùng gia đình qua những ngày nghỉ cuối tuần cùng gia đình. | |||||||
Hoạt động học | T2 | Làm quen chữ viết:LQCV Làm quen: h, k | Vận động:PTVĐ VĐCB: Chạy chậm 120m Ôn: Đi trên ván kê dốc Trò chơi: Bóng tròn to | Làm quen chữ viết:LQCV Trò chơi: h, k, b, d, đ | Vận động:PTVĐ VĐCB: Bật sâu 40cm Ôn: Ném xa bằng 2 tay Trò chơi: Chạy thay đổi theo tín hiệu. | Làm quen chữ viết:LQCV Làm quen: L, m, n | MT4, MT110, MT113, MT9 | |
T3 | Vận động:PTVĐ VĐCB: Đi trên ván kê dốc Ôn: Trèo lên xuống 7 gióng thang Trò chơi: Vượt chướng ngại vật (MT4) | Khám phá:HĐKP Những bông hoa xinh | Vận động:PTVĐ VĐCB: Ném xa bằng 2 tay Ôn: Chạy chậm 120m Trò chơi: Hái quả (MT9) | Khám phá:HĐKP Tết nguyên đán của gia đình bé. | Vận động:PTVĐ VĐCB: Chuyền, bắt bóng qua chân Ôn: Bật sâu 40cm Trò chơi: Chạy thay đổi theo tín hiệu. | |||
T4 | Hoạt động tạo hình:TẠO HÌNH Vẽ tranh lọ hoa ngày tết (MT110) | Âm nhạc:ÂM NHẠC NDTT: DH: Mùa xuân đến rồi NDKH: + Nghe hát: Mùa xuân ơi + Trò chơi: Ai nhanh nhất? | Hoạt động tạo hình:TẠO HÌNH Nặn mâm ngũ quả | Âm nhạc:ÂM NHẠC NDTT: DH: Hoa kết trái NDKH: + Nghe hát: Ngày tết quê em + Trò chơi: Tai ai tinh? | Hoạt động tạo hình:TẠO HÌNH Vẽ vườn cây ăn quả ( Đề tài- Tr 14) | |||
T5 | Làm quen với toán:LQVT Đếm đến 9, nhận biết nhóm có 9 đối tượng | Văn học:VĂN HỌC Truyện: Chuyện của dê con ( Đa số trẻ chưa biết) | Làm quen với toán:LQVT Tách gộp các đối tượng trong phạm vi 9 | Văn học:VĂN HỌC Thơ: Hoa cúc vàng (Tg : Nguyễn Văn Chương- Đa số trẻ chưa biết) | Làm quen với toán:LQVT So sánh chiều dài 3 nhóm đối tượng bằng một thước đo. | |||
T6 | Văn học:VĂN HỌC Thơ: Vè trái cây( Đa số trẻ chưa biết) Nguồn: Sưu tầm | Hoạt động tạo hình:TẠO HÌNH Cắt dán hoa (MT113) | Văn học:VĂN HỌC Truyện: Sự tích khoai lang. quả ( Cổ tích- Đa số trẻ chưa biết) | Hoạt động tạo hình:TẠO HÌNH Vẽ vườn hoa mùa xuân ( Đề tài- Bài lưu) | Văn học:VĂN HỌC Truyện: Sự tích hoa hồng ( Truyện cổ tích- Đa số trẻ chưa biết) | |||
Hoạt động ngoài trời | Tuần 1: * HĐCMĐ : - Trò chuyện về một số loại cây ăn quả. - Giao lưu với lớp MGL A2. * Các trò chơi vận động: + Chuyền bóng qua đầu đầu, qua chân + Đua ngựa + Nhảy lò cò - Đọc thơ: Hoa đào hoa mai - Trò chuyện về mùa xuân - Lao động: Nhặt rác quanh sân trường. *TCVĐ: - Mèo đuổi chuột - Nhảy qua suối - Rồng rắn lên mây - Chơi ếch ộp * Chơi theo ý thích - Chơi đồ chơi tự do Tuần 2: - Dạy trẻ bảo vệ môi trường xung quanh. - Giao lưu với lớp MGL B1. * Các trò chơi vận động: + Rồng rắn lên mây. + Mèo đuổi chuột. + Cáo ơi ngủ à - Đọc thơ: Gấu qua cầu - Lao động: Lau lá cây cảnh quanh sân trường. - Dạy trẻ kỹ năng sống: Kỹ năng bảo vệ bản thân khỏi nguy hiểm *TCVĐ: - Lộn cầu vồng - Đồ- lá - Cáo ơi ngủ à *Chơi theo ý thích: - Chơi đồ chơi lêgo - Chơi tự do quanh sân trường Tuần 3: * HĐCMĐ : - Quan sát thời tiết. - Giao lưu với lớp MGL B2. *Các trò chơi vận động: + Cáo và thỏ. + Kéo co + Nhảy lò cò - Đọc thơ: Giữa vòng gió thơm - Lao động: Nhặt rác quanh sân trường - Dạy trẻ kỹ năng sống: Nhận biết được các nguy hiểm từ lửa và điện. * TCVĐ: - Mèo và chim sẻ - Lộn cầu vồng -Nhảy lò cò * Chơi theo ý thích - Chơi đồ chơi trong sân Tuần 4: * HĐCMĐ : - Làm thí nghiệm: Áp lực của nước. - Giao lưu với lớp MGN B3. * Các trò chơi vận động: + Thi xem ai đi nhanh. + Đua ngựa + Lộn cầu vồng - Đọc thơ: Vườn xinh - Lao động: lau lá cây quanh sân trường - Dạy trẻ kỹ năng sống: Không đi theo người lạ khi chưa được sự cho phép, biết an ủi, chia sẻ động viên người khác. (MT86) * TCVĐ: - Mèo đuổi chuột - Nhảy lò cò - Cây cao cỏ thấp * Chơi theo ý thích - Chơi tự do Tuần 5: * HĐCMĐ : - Trò chuyện về đặc điểm của sỏi, đá. - Giao lưu với lớp MGL A2. * Các trò chơi vận động: + Kéo co + Cá sấu lên bờ. +Thả đỉa ba ba + Cướp cờ - Đọc thơ: Đồng dao về củ - Lao động: Nhặt rác quanh sân trường - Trò chuyện về một số món ăn bé ăn hàng ngày. (MT14) * TCVĐ: - Mèo đuổi chuột - Cây cao cỏ thấp - Lộn cầu vồng *Chơi theo ýthích - Chơi tự do quanh sân trường | MT86, MT14 | ||||||
Hoạt động chơi góc | TUẦN 1: * THKP: Tìm hiểu về quá trình lớn lên của cây ăn + MĐYC: - Trẻ nhận biết được một số loại cây ăn quả, Biết được cây ăn quả được tạo ra từ bộ phận nào của cây, biết được vòng đời của cây.…. + Kỹ năng chơi: Kỹ năng nhận biết, phân biệt, phán đoán. Biết cất gọn gàng đồ chơi về đúng nơi quy định, không tranh giành đồ chơi của bạn. + ĐD, ĐC: Mô hình vòng đời của cây, bút chì, màu sáp, giấy vẽ, bài tập so sánh, lô tô các loại cây ăn quả..* Góc khám phá trải nghiệm: Tìm hiểu về một số loại đồ chơi không an toàn với trẻ: đồ gãy, vỡ, Thủy tinh… * Góc học tập: Tìm gạch chân chữ cái l, m, n, h, k trong sách truyện, Gọi tên và chỉ ra các điểm giống và khác nhau giữa 2 khối cầu và khối trụ, vuông và chữ nhật (MT47) * Góc phân vai: Bé tập làm bác sĩ, người bán hàng vui tính, xây dựng công viên vui chơi giải trí. Chơi mẹ con trong gia đình * Góc thiên nhiên: Tưới nước, chăm sóc cây lúa nước, quan sát, tìm hiểu sự phát triển của cây, gieo hạt, trồng cây. (MT28) * Góc nghệ thuật: + Tạo hình: Tạo hình các loại quả vật bằng những nguyên vật liệu khác nhau. + Âm nhạc: Hát các bài hát về gia đình TUẦN 2: * Góc khám phá trải nghiệm: Khám phá: UDTHCS: Bé tập treo áo vào mắc, cởi và mặc áo cho bản thân và cho bạn, chải và tết tóc , đi tất, đi giày cho bản thân và cho bạn, phơi áo trên dây + MĐYC: Trẻ biết khi cởi áo ra phải gấp gọn gàng hoặc phải treo áo trên mắc, biết khi trời lạnh ra đường phải mặc áo ấm, đi giày, đi tất, đeo găng tay và đội mũ ấm. + Kỹ năng chơi: Trẻ có các kỹ năng móc áo vào mắc, cài khuy và kéo khóa áo, xỏ tất và đeo găng tay. Chải và tết tóc gọn gàng cho bản thân và cho bạn. + ĐD, ĐC: Quần áo, giày dép, tất, găng tay, mũ, giày của bản thân trẻ, mắc áo, dây phơi, kẹp, lược ... + Kỹ năng mới: Biết phối hợp, trao đổi, cùng thực hiện một hoạt động * Góc học tập: Tìm hiểu về cách tạo ra các con số - Tô, đồ một số chữ cái đã học b, d, đ, h, k. * Góc âm nhạc: - Trẻ nghe, chơi với các nhạc cụ; phát hiện và phân biệt âm thanh của các vật liệu khác nhau như gỗ, kim loại, nhựa… - Biểu diễn những bài hát mà bé thích. * Góc sách truyện: - Tập kể chuyện đã nghe theo trình tự nhất định , kể rõ ràng, có trình tự về sự vật, hiện tượng nào đó để người nghe có thể hiểu được. (MT63) - Tô, đồ một số chữ cái đã học. - Nhận biết các chữ cái bé biết trong sách báo * Góc tạo hình: Xé dán hoa, cắt, làm hoa, nặn hoa. * Góc xây dựng: Xây dựng vườn bách thảo . TUẦN 3: * Góc xây dựng: Xây trang trại trồng rau và cây ăn quả. + MĐYC: Trẻ biết trong trang trại có những cây rau và cây ăn quả gì(những cây gần gũi với trẻ). Trẻ biết sắp xếp các loại cây theo đặc điểm chung của chúng . + Kỹ năng chơi: rèn kỹ năng xếp hình, tạo khối để thành hàng rào, ngôi nhà trong trang trại. Phân khu các khu vực trồng rau và trồng cây ăn quả. Biết cất đồ chơi gọn gàng về đúng nơi quy định, không tranh giành đồ chơi của bạn. + ĐD, ĐC: Gạch xây dựng,, đồ chơi lắp ghép xây dựng, mô hình các cây rau, cây ăn quả... * Góc thiên nhiên: Bé chăm sóc cây, Tưới cây, nhổ cỏ * Góc THKP: - Tìm hiểu về sự chuyển màu của hoa, phân biệt màu cầu vồng . * Góc phân vai: Bé tập làm người nội trợ, nấu các món ăn cho gia đình , bày mâm ngũ quả ngày tết. * Góc sách truyện: - Kể chuyện sáng tạo theo tranh ngày tết Nguyên Đán. Miêu tả sự việc với nhiều thông tin về hành động, tính cách, trạng thái của nhân vật. (MT66) * Góc thiên nhiên: + Bé chăm sóc ,tưới cây, lau vệ sinh lá cây. * Góc học tập: - Tách 1 nhóm đối tượng trong phạm vi 10 thành 2 nhóm bằng các cách khác nhau. - In , tô, vẽ, nặn các chữ cái p, q. TUẦN 4: * Góc phân vai: Bé tập làm nội trợ, làm bánh gối + MĐYC: - Trẻ biết cách làm món bánh gối, biết các nguyên liệu làm bánh gối, cách trộn nhân và gói bánh. - Trẻ chơi đúng vị trí, biết phối hợp để tạo nên sản phẩm, không tranh giành đồ chơi trong khi chơi, chơi xong cất đồ chơi gọn gàng về đúng nơi quy định. + Kỹ năng chơi: cho trẻ làm các thành viên trong gia đình cùng chuẩn bị làm bánh gối, gói cẩn thận. + ĐD, ĐC: Nhân bánh gối, vỏ bánh, đĩa, khay, khăn lau tay... * Góc Thực hành cuộc sống: Đóng, cởi cúc áo, buộc dây giày, vặn nút chai… * Góc học tập: Tìm gạch chân chữ cái p, q trong sách truyện, Xếp chữ theo yêu cầu của cô, So sánh số lượng của 3 nhóm đối tượng trong phạm vi 10 bằng các cách khác nhau, nói được kết quả bằng nhau, nhiều hơn và ít hơn. * Góc văn học: Xem tranh chuyện, đóng kịch “ chuyện của dê con” Đóng được vai của nhân vật trong truyện. * Góc VĐ: - Bắt và ném bóng với người đối diện( khoảng cách 4m), ném trúng đích đứng, đi, đập và bắt được bóng nảy 4-5 lần liên tiếp) + Góc tạo hình: Vẽ, tô màu , làm bánh chưng, bánh dày, Làm bao lì xì... + Góc xây dựng: Xây dựng khu vường rau, khu công viên cây xanh TUẦN 5: * Góc học tập: Làm sách về ngày tết Nguyên Đán + MĐYC: - Trẻ biết cách làm sách về ngày tết Nguyên Đán bằng cách xé dán, vẽ, cắt… - Trẻ chơi đúng vị trí, chơi đoàn kết, chơi xong biết cất đồ chơi về đúng chỗ gọn gàng + ĐD, ĐC: Giấy màu, kéo, hồ dán… * Góc sách truyện: Kể chuyện theo tranh minh họa và kinh nghiệm của bản thân. (MT73) * Góc âm nhạc: Hát các bài hát trong chủ đề “ Một và đôi, Mời bạn ăn, Ngôi sao nhỏ, Ngày tết quê em, mùa xuân.....”Vận động các bài hát, gõ đệm theo nhịp bằng dụng cụ âm nhạc * Góc phân vai: Bé tập làm người nội trợ, nấu các món ăn cho gia đình * Góc vận động: Ném bóng bằng 2 tay, Nhẩy chụm tách chân, lăn bóng, nhẩy lò cò * Góc thiên nhiên: + Bé chăm sóc ,tưới cây * Góc xây dựng: - Xây dựng vườn hoa mùa xuân | MT47, MT28, MT63, MT66, MT73 | ||||||
Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh | - Dạy trẻ biết cười đùa trong khi ăn uống hoặc khi ăn các loại quả có hạt dễ bị hóc sặc. - Dạy trẻ biết không tự ý uống thuốc. - Dạy trẻ biết hút thuốc lá có hại và không lại gần người đang hút thuốc - Dạy trẻ giặt và vắt khăn ướt . - Dạy trẻ cách đánh răng bằng mô hình. - Thực hiện các thói quen văn minh trong khi ăn, nhận biết một số nguy cơ không an toàn khi ăn uống. - Dạy trẻ biết cách bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày - Nghe kể chuyện: Chuyện của hoa phù dung, Quả bầu tiên, Sự tích hoa hồng... | |||||||
Hoạt động chiều | Tuần 1: * HĐC MĐ: - Thảo luận với trẻ về những nơi như thế nào gọi là mất vệ sinh và nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ và bản thân trẻ (Chuồng động vật, hồ, ao, bể chứa nước, giếng, bụi rậm). - Làm bài tập toán số 11. - Dạy trẻ biết điều chỉnh hành vi và kiềm chế cảm xúc - Ôn thơ: Vườn xinh - Thứ sáu: Biểu diễn văn nghệ (MT101) + Nêu gương bé ngoan *Chơi theo ý thích: Chơi đồ chơi lego Tuần 2: * HĐC MĐ: - THKP: Sắp xếp theo thứ tự quá trình lớn lên của cây cối, con vật. - Nghe cô kể về di tích lịch sử: Văn Miếu – Quốc Tử Giám. - Làm bài tập toán số 15. - Dạy trẻ kỹ năng sống: Không tự ý chơi, sang đường khi không có người lớn đi cùng. - Thứ sáu: Biểu diễn văn nghệ + Nêu gương bé ngoan. *Chơi theo ý thích: Chơi đồ chơi lego Tuần 3: * HĐC MĐ: -KNS: Bé biết và thích làm những gì?( (MT78) - Toán : Những con số ngộ nghĩnh. - Dạy trẻ nhận biết và hiểu ý nghĩa hành vi của mình. - Vẽ và phân biệt màu cầu vông. - Thứ sáu: Biểu diễn văn nghệ + Nêu gương bé ngoan *Chơi theo ý thích: Chơi đồ chơi lego Tuần 4: * HĐC MĐ: - Toán: Luyện tập thực hành, phân nhóm cây rau, hoa quả theo loài hoặc theo lợi ích của cây. - Dạy trẻ kỹ năng sống: Không leo trèo ở nơi nguy hiểm. - Nghe kể chuyện: Sự tích ngày và đêm. - HĐLĐ: Vệ sinh lớp học,lau giá đồ chơi. - Thứ sáu: Biểu diễn văn nghệ + Nêu gương bé ngoan *Chơi theo ý thích: Chơi đồ chơi lego Tuần 5: * HĐC MĐ: - Làm thí nghiệm: Bóng bay không nổ. - Làm quen bài đồng dao: Kiến càng kiến kệ. - Dạy trẻ kỹ năng khi đi xe máy bé cần làm gì - Toán: Sắp xếp thứ tự các đối tượng theo thứ tự từ dài đến ngắn. - Thứ sáu: Biểu diễn văn nghệ + Nêu gương bé ngoan *Chơi theo ý thích: Chơi đồ chơi lego | MT101, MT78 | ||||||
Chủ đề – Sự kiện | Xuân yêu thương | Hoa đẹp quanh bé | Cùng nhau đi hội chợ Xuân | Tết Nguyên đán của gia đình bé | ||||
Đánh giá KQ thực hiện | ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN
ĐÁNH GIÁ CỦA BAN GIÁM HIỆU
| |||||||