Trường MN Hoa Mai: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ “XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM GIAI ĐOẠN 2021-2025

05/10/2021

-

tranthihonghanh

-

0 Bình luận

UBND QUẬN ĐỐNG ĐA

TRƯỜNG MN HOA MAI

 

Số: 22/KH-MNHM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập  – Tự do – Hạnh Phúc

 

                    Đống Đa,  ngày 04 tháng 10 năm 2021

 

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ “XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM GIAI ĐOẠN 2021-2025

 

 

Căn cứ Kế hoạch số 3357/ KH-SGDĐT ngày 22/09/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về việc Kế hoạch thực hiện Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2025”;

Căn cứ Kế hoạch số 134/ KH-UBND  ngày 01/04/2021 của UBND quận Đống Đa về việc Kế hoạch phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Kế hoạch số 54/ KH-PGDĐT  ngày 01/10/2021 của Phòng GD&ĐT quận Đống Đa về thực hiện Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2025”;

Căn cứ kết quả thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2016-2020” của trường MN Hoa Mai;

Trường mầm non Hoa Mai xây dựng Kế hoạch thực hiện chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2015”, cụ thể như sau:

  1. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
  2. Mục đích

– Tạo môi trường công bằng, an toàn, thân thiện, lành mạnh đối với trẻ em, kích thích tính chủ động, tích cực và sáng tạo của trẻ em, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển toàn diện trẻ em trong toàn trường;

– Nâng cao năng lực và ý thức trách nhiệm của cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên mầm non và cha mẹ trẻ trong thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phát triển toàn diện trẻ mầm non;

– Huy động sự tham gia của gia đình và xã hội, tạo sự thống nhất trong thực hiện xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm (LTLTT).

  1. Yêu cầu:

– Phát huy kết quả đạt được của Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non LTLTT” giai đoạn 2016-2020.

– Bảo đảm trẻ em toàn trường được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo quan điểm giáo dục LTLTT

–  Bảo đảm quyền trẻ em trong nhà trường

 

  1. NỘI DUNG
  2. Triển khai thực hiện có hiệu quả các Kế hoạch, chương trình nhằm đạt mục tiêu thay đổi toàn diện giáo dục và đào tạo, chú trọng thực hiện Kế hoạch phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2021-2025 theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa tiệm cận chất lượng tiên tiến để nâng cao năng lực thực hiện Chuyên đề.
  3. Đẩy mạnh xã hội hóa để huy động đàu tư cơ sở vaatjc hất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và tăng cường điề kiện thực hieenjc hương trình GDMN. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT, công nghệ số trong các hoạt động tại nhà trường.
  4. Chỉ đạo, xây dựng lớp điểm phù hợp với khả năng của GV và điều kiện của nhà trường. Tiếp tục duy trì các mô hình đã thực hiện hiệu quả giai đoạn 2016-2020: mô hình trường học Xanh – sạch – đẹp– an toàn; mô hình ttruowngf học hạnh phú; mô hình trường học thân thiện – học sinh tích cực; mô hình trường học gắn với thực tiễn để tiếp cận giáo dục Steam. Tham gia các hội thi, hội thảo, chuyên đề, tham quan học tập trao đổi chia sẻ kinh nghiệm do PGD tổ chức.
  5. Nâng cao năng lực CBQL, GVMN trong công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non (CT GDMN) theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thông qua việc tập huấn, bồi dưỡng, hỗ trợ nâng cao năng lực thực hiện các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; Đánh giá sự phát triển của trẻ; Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Nâng cao ý thức đạo đức trách nhiệm nghề nghiệp đảm bảo quyền trẻ em trong nhà trường.
  6. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức qua hệ thống các kênh thông tin của trường, tạo sự thống nhất, đồng hành giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và thực hiện Chuyên đề; phổ biến, nhân rộng các mô hình về xây dựng trường mầm non LTLTT; Tôn vinh các cá nhân điển hình trong thực hiện Chuyên đề tại trang thông tin điện tử của nhà trường.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

  1. Đối với nhà tr­ường:

1.1. Lập KH triển khai thực hiện Chuyên đề  “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2015” và lồng ghép vào KH thực hiện nhiệm vụ theo từng năm học phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường

1.2. Thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công

– Tổ chức tham quan học hỏi kinh nghiệm ở trường bạn thực hiện tốt Chuyên đề và có biện pháp nhân rộng mô hình lớp điểm trong nhà trường

– Nhà trường tiếp tục đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm

trang thiết bị, kinh phí và các điều kiện bảo đảm thực hiện chuyên đề.

1.3. Tự rà soát, đánh giá khả năng đáp ứng các tiêu chí xây dựng trường mầm non LTLTT, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch thực hiện Chuyên đề phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường

1.4. Tham gia tập huán triển khai chuyên đề cho CBQL, GVMN

1.5. Hưởng ứng và triển khai phong trào thi đua/hội thi về công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp với tình hình thực tế tại trường

– Năm học 2022-2023, tham gia Hội thi GV dạy giỏi, nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp Quận và cấp Thành phố

1.6. Tổ chức các hoạt động truyền thông, thông tin điện tử  (website)và tăng cường công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức (kết nối trực tiếp và online) để nâng cao nhận thức của CBQL, GV và CMHS trong việc phối hợp thực hiện các nội dung giáo dục, chế dộ dinh dưỡng và các biện pháp chăm sóc sức khỏe cho trẻ em mầm non khoa học, hợp lý… với quan điểm “Thầy cô, cha mẹ thay đổi – Trẻ hạnh phúc” chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào lớp 1.

1.7. Phát động phong trào xây dựng kho học liệu điện tử và lựa chọn gửi PGDĐT; Album hình ảnh đẹp để xây dựng kho học liệu dùng chung tại quận và dùng chung ngành GDĐT, giúp GV, PHHS tiếp cận khai thác tại trang website của nhà trường.

1.8. Tổ chức kiểm tra, đánh giá, lựa chọn sản phẩm điển hình, sáng kiến, giải pháp sáng tạo về triển khai thực hiện Chuyên đề của trường đề nghị các cấp tôn vinh, khen thưởng tập thể và cá nhân điển hình trong thực hiện Chuyên đề.

  1. Đối với giáo viên:

– Xây dựng kế hoạch giáo dục căn cứ vào khả năng, nhu cầu học tập, kinh nghiệm sống của trẻ để xác định mục tiêu, nội dung cụ thể (áp dụng phương pháp giáo dục Steam, ứng dụng giáo án 5E hay EDP để thiết kế xây dựng các hoạt động cho trẻ trong ngày, tháng, tuần)

– Tổ chức hoạt động luôn đặt trẻ vào trung tâm của quá trình giáo dục, có nghĩa là tạo mọi cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt động:

– Tạo mọi điều kiện để trẻ được học qua thực tế, qua việc làm, qua khám

phá tìm tòi.
– Giáo viên chỉ là người tạo cơ hội, hướng dẫn, gợi mở giúp trẻ được hiếm lĩnh kiến thức. Từ đó nhằm thúc đẩy giáo viên có cơ hội tìm hiểu sâu về phương pháp giáo dục trẻ qua các hoạt động hàng ngày.

– Giúp giáo viên vận dụng ph­ương pháp tổ chức các hoạt động trên lớp và hoạt động ngoại khoá trong tr­ường mầm non.

– Xây dựng môi trư­ờng trong và ngoài nhóm lớp phong phú, hấp dẫn đối

với trẻ.

– Tạo nhiều cơ hội cho trẻ được tham gia các hoạt động hàng ngày ở mọi lúc, mọi nơi.
–  Làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ.

– Hình thành một số kỹ năng, phát triển năng khiếu của trẻ thông qua các hoạt động.

  1. THỜI GIAN VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN
  2. Từ năm 2021 đến năm 2023

– Nhà trường ban hành KH Chuyên đề ““Xây dựng trường mầm non LTLTT”  giai đoạn 2021-2025.

– Xây dựng kho học liệu dùng chung tại trang web trường. Thiết kế, xây dựng chuyên mục “Album hình ảnh đẹp” vận hành hoạt động hiệu quả phù hợp công tác truyền thông tại trang website.

– Tham gia các buổi tập huấn dành cho CBQL, GV, NV thực hiện Chuyên đề theo chỉ đạo của Sở và Phòng GDĐT

– Tham gia kiến tập các trường điểm,, mô hình điểm của thành phố:

+ Trường MN TH School (quận Đống Đa); Trường MN Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân); Trường MN Việt Bun (quận Hai Bà Trưng); Trường MN Kim Chung A (huyện Đông Anh)

– Tham gia các buổi kiến tập, tham quan trường điểm , mô hình điểm của Quận:

+ Chuyên đề giai đoạn 2021-2025: Trường MN Trung Tự và trường MN Vĩnh Hồ;

+ Làm điểm theo từng năm học: Theo sự chỉ đạo và phân công của PGD

+ Năm học 2022-2023: BGH, đội ngũ GV cốt cán của nhà trường xây dựng thiết kế cải tiến hình thức tổ chức 06 HĐ học theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm “Học bằng chơi, chơi mà học” theo nhiệm vụ được phân công gửi về PGD

+ Tiếp tục nhân rộng mô hình lớp điểm đã thực hiện hiệu quả giai đoạn 2016-2020, thực hiện trường mầm non xanh, sạch, đẹp

– Năm học 2022-2023, trường tổ chức Hội thi “Giáo viên dạy giỏi, nhân viên nuôi dưỡng giỏi” cấp trường và tham gia Hội thi cấp Quận; Triển khai thực hiện tài liệu “Giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh cho học sinh Hà Nội”

  1. Từ năm 2023 đến năm 2025

– Tiếp tục xây dựng các video và bài giảng E-learning để gửi vào kho tư liệu chung tại Cổng thông tin điện tử ngành GDĐT tại quận. Từ năm 2023-2024 thực hiện tài liệu “Giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh cho học sinh Hà Nội”

dùng cho trẻ em 5 tuổi theo chỉ đạo của Phòng GDĐT quận.

– Vận hành có hiệu quả công tác truyền thông tại trang website của trường, chuyên  mục “Album hình ảnh đẹp”… Ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ sở GDMN trong hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ tại trường.

– Tiếp tục tự rà soát, đánh giá hoàn thiện khả năng đáp ứng tiêu chí xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm để xây dựng kế hoạch thực hiện Chuyên đề cùng với thực hiện nhiệm vụ năm học

– Tiếp tục thực hiện một số nội dung Chuyên đề

– Tiếp tục xây dựng thiết kết cải tiến hình thức tổ chức 06 hoạt động học theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm “Học bằng chơi, chơi mà học”

– Tham gia các cuộc Họi thảo chia sẻ kinh nghiệm , lựa chọn sản phẩm điển hình trong thực hiện Chuyên đề do PGD tổ chức

– Tổ chức các hoạt động truyền thông và lựa chọn sản phẩm điển hình để truyên truyền, phổ biến nhân rộng toàn trường

– Tổng kết Chuyên đề; tôn vinh, khen thưởng các cá nhân có nhiều thành tích trong việc thực hiện Chuyên đề.

  1. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
  2. Đối với nhà trư­­ờng

* Xây dựng kế hoạch thực hiện Chuyên đề:

– Xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm”  giai đoạn 2021-2025 đảm bảo kịp thời, hiệu quả

– Tự rà soát, đánh giá khả năng đáp ứng tiêu chí xây dựng trường mầm non LTLTT, đánh giá các điều kiện để thực hiện chủ đề năm học “Trường mầm non xanh – an toàn – thân thiện – hạnh phúc”; Xây dựng KH thực hiện Chuyên đề cùng với thực hiện nhiệm vụ năm học nhằm khắc phục hạn chế khó khăn, cải tiến chất lượng, đổi mới phát triển đạt chỉ tiêu kế hoạch nhà trường đề ra

– Tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ CBQLGVNV theo nhu cầu để đáp ứng năng lực thực hiện kế hoạch Chuyên đề.

– Xây dựng trang thông tin điện tử đẩy mạnh tuyên truyền xẫ hội hóa giáo dục, xây dựng học liệu điện tử dùng chung, chuyên mục “Album hình ảnh đẹp”, đăng các video hành ảnh đẹp của giáo viên, cha mẹ trẻ thực hiện với các nội dung gợi ý: Vườn trường xanh, lớp học đẹp, khaonhr khắc hạnh phúc, những hành vi đẹp, người tốt việc tốt… Tăng cường kết nooids trực tiếp và online giữa giáo viên và cha mẹ trẻ để phối hợp chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục theo quan điểm “Thầy cô, cha mẹ thay đổi – trẻ em hạnh phúc” chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1.

– Triển khai thực hiện tài liệu “Giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh cho học sinh Hà Nội’ dùng cho trẻ 5 tuổi.

– Báo cáo kết quả triern khai Chuyên đề theo từng năm học và báo cáo sơ

kết,  tổng kết 5 năm thực hiện Chuyên đề gửi về Phòng GDDT

* Tiếp tục duy trì việc xây dựng  môi trường giáo dục LTLTT hàng năm:

– Đảm bảo môi trưỡng xã hội tốt cho trẻ: an toàn về mặt tâm lý cho trẻ và trẻ thường xuyên được giao tiếp, thể hiện mối thân thiện giữa trẻ với trẻ và trẻ với những người xung quanh.

– Quy hoạch lại các khu vực trong nhà trường: khu vui chơi, khu vận động… để tạo được không gian cho trẻ hoạt động đảm bảo phù hợp, linh hoạt, đa dạng, phong phú.

– Xây dựng môi trường vật chất trong lớp, ngoài lớp đáp ứng nhu cầu, hứng thú chơi của trẻ, tạo điều kiện cho tất cả các trẻ có thể chơi mà học, học bằng chơi, phù hợp với điều kiện thực tế.

– Chọn  lớp để chỉ đạo điểm về chuyên đề “Xây dựng môi trường lớp học lấy trẻ làm trung tâm”

– Nhà trường tiếp tục tham mưu với  các cấp lãnh đạo tăng cường đầu tư CSVC, trang thiết bị, đồng thời tích cực phát huy nội lực trong phong trào làm đồ dùng đồ chơi, xây dựng môi trường bên trong và bên ngoài lớp học nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, vui chơi, khám phá của trẻ.

* Chỉ đạo tổ chức các hoạt động giáo dục

– Phân công GV-NV tham gia các buổi tập huấn chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non”; Học tập và ứng dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến như Steam, Montessori do Sở và Phòng GDĐT tổ chức trong viejc tổ chức các hoạt động giáo dục và xây dựng Kế hoạch giáo dục cho trẻ.

– BGH thường xuyên dự giờ kiểm tra để nhận xét đánh giá việc tổ chức các hoạt động của GV theo tiêu chí lấy trẻ làm trung tâm:

+ Giáo viên có phối hợp các phương pháp hợp lý, tăng cường tính chủ động, tích cực hoạt động của trẻ, đảm bảo trẻ  “Học bằng chơi, chơi mà học”.

+ Giáo viên có thực sự chú ý khuyến khích trẻ sáng tạo, làm thay đổi và cá thể hóa đối với những trẻ thiếu hụt hoặc có hoàn cảnh khó khăn.

+ Giáo viên có chú trọng các hoạt động chủ đạo của trẻ ở độ tuổi mình phụ trách, tạo ra các cơ hội cho trẻ hoạt động tích cực phù hợp với nhu cầu, hứng thú của trẻ và sự phát triển của từng cá nhân trẻ.

+ Có tạo mọi cơ hội cho trẻ được bộc lộ hết khả năng của riêng mình.

+ Giáo viên tổ chức, điều khiển, hổ trợ đúng lúc, không làm thay trẻ, khuyến khích tương tác giữa trẻ với trẻ.

* Đánh giá sự phát triển của trẻ

– Tổ chức đánh giá trẻ hàng ngày thông qua các mục tiêu được phân chia về các tháng theo độ tuổi, đánh giá sự phát triển của trẻ cuối độ tuổi theo 5 lĩnh vực phát triển. Đánh giá đúng khả năng của mỗi trẻ để có những tác động phù hợp và tôn trọng những gì trẻ có. Không kỳ vọng giống nhau với tất cả trẻ.

– Đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ dựa trên mức độ đạt so với mục tiêu, không đánh giá so sánh giữa các trẻ với nhau.

* Phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ và cộng đồng trong giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

– Thường xuyên tuyên truyền với phụ huynh trong các buổi họp và trong các giờ đón – trả trẻ.

– Tạo mối gắn kết, hợp tác chia sẻ giữa giáo viên, nhà trường, cha mẹ và cộng đồng trong chăm sóc giáo dục trẻ.

– Tạo điều kiện để các bậc cha mẹ tham gia vào các hoạt động của nhà trường, lớp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.

  1. Đối với giáo viên

* Xây dựng môi trường giáo dục

– Đảm bảo tốt môi trường xã hội: an toàn về mặt tâm lý cho trẻ và trẻ thường xuyên được giao tiếp, thể hiện mối thân thiện giữa trẻ với trẻ, trẻ với cô giáo và những người xung quanh.

– Giáo viên phải luôn chuẩn mực trong hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ đối với trẻ và những người xung quanh để trẻ noi theo.

– Tiếp tục duy trì và bổ sung xây dựng môi trường vật c hất trong lớp: Các góc hoạt động trong lớp và ngoài lớp mang tính mở, tạo điều kiện, cơ hội cho trẻ hoạt động trải nghiệm, khám phá dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm phát triển toàn diện cho trẻ.

– Luôn tạo điều kiện, cơ hội, tận dụng hoàn cảnh, tình huống thật để cho trẻ được trải nghiệm, khám phá trong môi trường an toàn.

* Xây dựng kế hoạch giáo dục

– Giáo viên  triển khai kế hoạch thực hiện chuyên đề phù hợp với điều kiện của nhóm, lớp và khả năng nhận thức của trẻ của lớp mình phụ trách.

– Xây dựng kế hoạch giáo dục thể hiện được mục tiêu giáo dục, phạm vi và mức độ, nội dung giáo dục, các phương pháp, các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp với trẻ của lớp mình phụ trách, ứng dụng phương pháp giáo dục Steam để thiết kế các hoạt động đề cao vai trò của trẻ, trẻ làm trung tâm trong mọi hoạt động của lớp.

– GV tự học tập, bồi dưỡng và ứng dụng phương pháp giáo dục Steam vào kế hoạch giáo dục của lớp.

– Giáo viên căn cứ vào mục tiêu cần đạt và khả năng của trẻ để xác định

phương pháp hoạt động phù hợp cho cả lớp và phù hợp cho từng cá nhân trẻ (trẻ cá biệt), đảm bảo tính phù hợp, hài hoà theo từng độ tuổi, chủ động sắp xếp trình tự hoạt động theo chủ đích của mình và mức độ cảm nhận, hứng thú của trẻ.

* Tổ chức hoạt động giáo dục

– Đưa mục tiêu lấy trẻ làm trung tâm thể hiện qua các hoạt động hàng ngày như: giờ đón trẻ, thể dục sáng, hoạt động học có chủ định, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời,…

– Giáo viên tổ chức, điều khiển, hổ trợ đúng lúc, không làm thay trẻ. Khuyến khích tương tác giữa trẻ với trẻ.

– Tạo cơ hội cho trẻ được bộc lộ hết khả năng của riêng mình.

– Sử dụng phương pháp hợp lý, tăng cường tính chủ động, tích cực hoạt động  của trẻ, đảm bảo trẻ  “Học bằng chơi, chơi mà học”.

– Khuyến khích trẻ sáng tạo, làm thay đổi và cá thể hóa đối với những trẻ thiếu hụt hoặc có hoàn cảnh khó khăn.

– Chú trọng các hoạt động chủ đạo của trẻ ở độ tuổi mình phụ trách, tạo ra các cơ hội cho trẻ hoạt động tích cực phù hợp với nhu cầu, hứng thú của trẻ và sự phát triển của từng cá nhân trẻ.

– Tổ chức, điều khiển, hỗ trợ đúng lúc, không làm thay trẻ, khuyến khích tương tác giữa trẻ với trẻ.

* Đánh giá sự phát triển của trẻ:

– Khi đánh giá trẻ giáo viên cần phải dựa vào kết quả mong đợi của mục tiêu để đánh giá trẻ. Khi đánh giá thì đánh giá đúng khả năng của mỗi trẻ để có những tác động phù hợp và tôn trọng những gì trẻ có. Đánh giá kết quả giáo dục trẻ phải dựa trên cở sự thay đổi của từng trẻ, không kỳ vọng giống nhau với tất cả trẻ.

– Đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ dựa trên mức độ đạt so với mục tiêu, trên cơ sở đó sử dụng kết quả đánh giá để xây dựng kế hoạch giáo dục, điều chỉnh kế hoạch giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục tiếp theo cho phù hợp với khả năng, nhu cầu, sở thích, kinh nghiệm sống của trẻ và điều kiện thực tế của trẻ lớp mình phụ trách (không đánh giá so sánh giữa các trẻ với nhau).

* Phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ và cộng đồng trong giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

– Xây dựng bản tin tuyên truyền ở bản tin phụ huynh, tuyên truyền với phụ huynh trong các buổi họp và trong giờ đón trả trẻ.

– Luôn tạo mối gắn kết, hợp tác chia sẻ giữa giáo viên, cha mẹ và cộng đồng trong chăm sóc giáo dục trẻ.

– Tạo điều kiện để các bậc cha mẹ tham gia vào các hoạt động của lớp nhằm nâng cao nhận thức của phụ huynh trong việc phối hợp chăm sóc giáo dục trẻ để đưa chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của lớp ngày một đi lên.

– Phối hợp với nhà trường đặc biệt quan tâm nhiều đến những trẻ có hoàn cảnh khó khăn…

Trên đây là Kế hoạch thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”  giai đoạn 2021-2025 của trường  mầm  non  Hoa Mai. Đề nghị các tổ nghiêm túc thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có bất kỳ điều gì vướng mắc, các đồng chí phản hồi để BGH điều chỉnh, bổ dung kịp thời.

 

Nơi nhận:

– BGH (báo cáo);

– Tổ GV để thực hiện ;

– Lưu chuyên môn.

Xét duyệt

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Thị Hương Lan

Người lập kế hoạch

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

 

 

Phạm Thị Bích Phượng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  BIỂU KẾ HOẠCH THỰC HIỆN THEO THÁNG

(Kèm theo Kế hoạch số 22/KH-MNHM ngày 04 /10 /2021)

THÁNGNỘI DUNGThời gian

thực hiện

Biện pháp chỉ đạoBộ phận

thực hiện

Tháng

9/2018

– Xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề.Tuần 1,2– Nghiên cứu nội dung chuyên đề

– Khảo sát thực trạng đội ngũ.

 BGH
– Triển khai chuyên đề tới 100% giáo viên đứng lớp.Tuần 2– Tổ chức họp chuyên môn, chỉ đạo giáo viên triển khai chuyên đề. PHT CM
– Mua sắm bổ sung trang thiết bị cơ sở vật chất cho các lớp thực hiện chuyên đề có hiệu quả.Tuần 2,3– Kiểm tra cơ sở vật chất của nhóm lớp; Đánh giá việc xây dựng môi trường lâý trẻ làm trung tâm thông qua cuộc thi lớp đủ điều kiện đầu năm.BGH, tổ CM
Tháng

10/2018

– Chỉ đạo thực hiện chuyên đề ở tất cả các nhóm lớp: xây dựng kế hoạch giáo dục, xây dựng môi trường lớp học, kiến thức kĩ năng của giáo viên khi thực hiện chuyên đề.

– Bổ sung đồ dùng, nguyên liệu phục vụ chuyên đề

Tuần 1–  Chỉ đạo giáo viên các tổ, khối cùng nhau thảo luận bàn bạc thống nhất lên KH chung của chuyên  đề phù hợp với lớp mình và độ tuổi mình phụ trách.

– Đến từng lớp khảo sát và xây dựng KH mua sắm bổ sung cấp phát kịp thời cho các lớp (tài liệu, sách, đồ dùng, đồ chơi…)

 BGH, GV

 

 

 

 

BGH

– Phát động phong trào làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo, phù hợp lứa tuổi, đáp ứng yêu cầu về thẩm mĩ và hiệu quả sử dụng.Tuần 2– Phó HT xây dựng KH thi sáng tạo đồ dùng, đồ chơi; phát động trong toàn tổ giáo viên tham gia thực hiện. BGH, GV
– Xây dựng kế hoạch tổ chức thi xây dựng môi trường lớp sáng tạo với tiêu chí lấy trẻ làm trung tâm có các góc chơi với đa dạng nội dung chơi và sáng tạo tại các lớp.Tuần 3– Phó HT xây dựng KH triển khai nội dung thi đến 100% giáo viên

– Phó HT chỉ đạo tổ giáo viên XD môi trường cần căn cứ vào bộ tiêu chí xây dựng trường học lấy trẻ làm trung tâm.

 BGH
Tổ chức tập huấn bồi dưỡng nang cao kiến thức, kỹ năng về xây dựng và sử dụng môi trường, hướng dẫn thực hiện phương pháp tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

 

Thứ năm hàng tuần– Phó HT tổ chức các buổi tập huấn cho tổ giáo viên về nội dung xây dựng và sử dụng môi trường, hướng dẫn thực hiện phương pháp tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. BGH, GV
Phát động hội thi “Lớp học xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm” cấp trường.Tuần 1– BGH xây dựng kế hoạch tổ chức hội thi và triển khai tới toàn thể tổ giáo viên BGH, GV
Tháng 11/2018Xây dựng nội dung tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh việc thực hiện chuyền đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”

 

 

Cả tháng– BGH lên kế hoạch và triển khai tới 100% các lớp.

– Thông qua cuộc họp PH đầu năm để tuyền truyền với PH phối hợp cùng nhà trường xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm.

CBGVNV

– Hội CMHS

– Kiểm tra việc duy trì và bổ sung những điểm còn hạn chế khi thực hiện chuyên đềTuần 1– Đến kiểm tra thực tế ở nhóm lớp

 

 BGH
– Tổ chức các hoạt động thực hành chuyên đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâmCả tháng– Chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt nội dung này. BGH, GV
Tháng

12/2018

Tiếp tục duy trì việc thực hiện chuyên đề tại các khối, lớp; nhân rộng những kết quả tốt, khắc phục những điểm còn hạn chế– Chỉ đạo tổ GV, NV duy trì kết quả đạt được, tiếp tục bổ sung thêm đồ dùng đồ chơi phục vụ các góc “mở” qua các sản phẩm tự tạo của cô và trẻ. BGH, GV,NV, HS

 

Tháng 01/2019Tổ chức thi “Lớp học xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm” cấp trường.

 

 

 

 

Cả tháng– Thành lập BGK hội thi;

– Đầu tư CSVV, mọi điều kiện cho Hội thi

– Chỉ đạo tới tổ GV xây dựng môi trường lớp sáng tạo mang tính “mở” với tiêu chí lấy trẻ làm trung tâm, có các góc chơi với đa dạng nội dung chơi và sáng tạo tại các lớp.

– Huy động toàn thể CBGVNV toàn trường cùng xây dựng Môi trường ngoài lớp học theo chuyên đề.

 

 

Tuần 3– BGH lên kế hoạch, họp bàn thống nhất các nội dung cần hoàn thiện khu vực sân trường, sảnh hành lang, các phòng chức năng theo đúng tiêu chí của chuyên đề.
Tổng kết kết quả thi “Lớp học xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm” cấp trường, gửi kết quả về phòng GD QuậnTuần 4– BGH, Tổ chuyên môn tổng hợp kết quả đợt thi, thong báo kết quả, gửi kết quả về phòng GD Quận.BGH, tổ CM
Tháng

02/2019

– Tổ chức cho giáo viên tham quan học tập trường bạn

 

 

Theo lịch– Liên hệ với một số trường trọng điểm của Quận để cho giáo viên đến thăm quan học tập. BGH, GV
– Kiểm tra việc tuyên truyền, phối kết hợp giữa giáo viên với các bậc phụ huynh cho trẻ thấy tầm quan trọng của chuyên đềTuần 2,3– Phó hiệu trưởng + các TTCM đi kiểm tra từng lớp việc thực hiện chuyên đề, trang trí các góc tạo môi trường cho trẻ BGH, GV
– Đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện chuyên đề

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần 4– Dự giờ giáo viên; Kiểm tra kết quả của trẻ. Giáo viên lớp điểm viết báo cáo sơ kết thực hiện chuyên đề để báo cáo trước nhà trường. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn để đánh giá rút kinh nghiệm

– Tiếp tục khảo sát và bổ xung cơ sở vật chất, khuyến khích giáo viên sáng tạo cách làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động.

 BGH, GV
Tháng

03/2019

– Tổ chức công tác dự giờ của tổ chuyên môn, rút kinh nghiệm các giờ dạy tại các nhóm lớp

 

 

 

Cả tháng– Xây dựng kế hoạch dự giờ và tổ chức thực hiện theo đúng kế hoạch, thực hiện tốt và rút kinh nghiệm qua các tiết dạy, đảm bảo GV luôn bám sát việc thực hiện chuyên đề . BGH, GV
– Tiếp tục bổ sung trang thiết bị đồ dùng đồ chơi, khuyến khích giáo viên sưu tầm các đồ dùng đồ chơi tự tạo gắn với các nội dung học và chơi tại lớp mìnhTuần 1,2– Giáo viên sưu tầm nguyên vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ

 

 

 

 BGH, GV
Tháng 04/2019– Tiếp tục duy trì nâng cao chất lượng chuyên đề

 

 

Cả tháng– Tiếp tục chỉ đạo giáo viên bám sát vào bộ tiêu chí xây dựng trường học lấy trẻ làm trung tâm BGH, GV
Tháng 05/2019 – Báo cáo tổng kết chuyên đề

 

Tuần 1,2–  Báo cáo tổng kết chuyên đề. Tổ chức rút kinh nghiệmCBGVNV

 Tin bài: Trường mầm non Hoa Mai