Trường mầm non Hoa Mai – Đống Đa – Hà Nội: PHÒNG CHỐNG DỊCH BẠCH HẦU
11/07/2024
-tranthihonghanh
-0 Bình luận
PHÒNG CHỐNG DỊCH BẠCH HẦU
💥 💥 💥 Tình hình dịch bệnh mùa hè, đặc biệt là bệnh Bạch hầu đang diễn biến phức tạp. Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch kịp thời, trường Mầm non Hoa Mai xin chia sẻ một số thông tin liên quan đến bệnh và cách phòng chống bệnh dịch.
👉👉Bệnh bạch hầu là một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính có khả năng lây lan cao nhất hiện nay. Bệnh có nguy cơ lây truyền cao trong cộng đồng, đặc biệt là ở trẻ em. Thời gian ủ bệnh có thể kéo dài từ 2 đến 10 ngày.
👉👉Bệnh thường lây lan chủ yếu thông qua đường hô hấp trong cộng đồng, tuy nhiên có một số trường hợp cá biệt lây nhiễm thông qua việc sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt với người bệnh hoặc do vi khuẩn bám vào bề mặt da đã bị tổn thương.
☘ Những triệu chứng cơ bản của bệnh bạch hầu
– Sốt nhẹ, cảm giác mệt mỏi và uể oải.
– Bồn chồn, lo lắng, bị ớn lạnh sống lưng.
– Viêm họng nhẹ hoặc ho thường xuyên, kèm theo tiếng hơi khàn khi ho.
– Sưng hạch bạch huyết ở cổ hoặc dưới cằm.
– Háo nước và tiêu chảy thường xuyên.
– Diễn biến bệnh kéo dài có thể làm cho bệnh nhân trở nên xanh xao và nhợt nhạt.
📌📌Dấu hiệu khi bệnh trở nặng:
– Triệu chứng nhận diện bệnh ở những người mắc bệnh bạch hầu kéo dài như sau:
– Cảm giác cổ họng bị áp lực, kém thoải mái, khó khăn khi nuốt thức ăn hoặc thậm chí gặp khó khăn trong việc hô hấp.
– Tình trạng nói chuyện trở nên khó khăn mặc dù trước đó bệnh nhân có thể nói chuyện bình thường.
– Thị lực thay đổi, thường có xu hướng mờ dần, đặc biệt là trong tầm nhìn xa.
– Có thể xuất hiện các dấu hiệu của chứng sốc nhiệt, bao gồm khuôn mặt tái nhợt, sự mồ hôi lạnh thường xuyên, nhịp tim đập nhanh đột ngột và không đều.
– Người bệnh bạch hầu sẽ bị sưng hạch bạch huyết còn bệnh nhân mắc viêm họng thường có hạch sưng ở cổ, dưới tai, góc hàm.
☘ Để phòng tránh bệnh bạch hầu, chúng ta cần thực hiện các biện pháp dưới đây:
+ Tiêm phòng vắc xin bạch hầu cho trẻ theo lịch tiêm chủng quốc gia.
+ Thực hiện rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và hướng dẫn trẻ rửa tay đúng cách.
+ Duy trì vệ sinh cho mắt, mũi, miệng bằng cách súc họng và nhỏ mắt hàng ngày.
+ Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với những người có nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp.
+ Hạn chế tiếp xúc với những người có dấu hiệu nghi mắc bệnh bạch hầu.
+ Che miệng khi hoặc hắt hơi. Vệ sinh khu vực sinh hoạt để đảm bảo sạch sẽ.
+ Báo ngay cho cơ sở y tế nếu nghi ngờ có người mắc bệnh để phân biệt bạch hầu và viêm họng chính xác từ đó tiến hành cách ly, ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh.
+ Tuân thủ đúng các hướng dẫn của nhân viên y tế khi tiếp xúc với người mắc bệnh.