Thống nhất TH quy trình QL nuôi dưỡng 17 – 18
23/04/2020
-admin
-0 Bình luận
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC MẦM NON
THỐNG NHẤT THỰC HIỆN QUY TRÌNH QUẢN LÝ NUÔI DƯỠNG
TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON THÀNH PHỐ HÀ NỘI – NĂM HỌC 2017- 2018
A. VĂN BẢN CĂN CỨ:
+ Thông tư 30/2012/TT-BYT ngày 05/12/2012 của Bộ Y tế quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố.
+ Thông tư 47 /2014/TT-BYT ngày 11/12/2014 của Bộ Y tế hướng dẫn quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh phục vụ ăn uống.
+ Thông tư liên Bộ số 13/2016/TTLT-BYT-BGD ĐT ngày 12/5/2016 quy định về công tác y tế trường học.
+ Quyết định số 1246/QĐ- BYT ngày 31/3/2017 của Bộ Y tế ban hành “ Hướng dẫn thực hiện chế độ kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn đối với cơ sở kinh doanh ăn uống”
+ Chỉ thị 505/ CT- BGDĐT ngày 20/02/2017 của Bộ GD & ĐT Về việc Tăng cường giải pháp đảm bảo an toàn cho trẻ trong các cơ sở giáo dục
+ Thông tư 04/ 2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ Y tế Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống
+ Thông tư 34/2010/TT-BYT ngày 02/6/2010 của Bộ Y tế quy định về qui chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với “nước khoáng thiên nhiên” và “nước uống đóng chai”.
+ Thông tư 05/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ Y tế Ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt”
+ Các văn bản chỉ đạo của các cấp về VSATTP.
B. NỘI DUNG THỐNG NHẤT:
I. KÝ HỢP ĐỒNG THỰC PHẨM, HỢP ĐỒNG NƯỚC UỐNG (Ký hợp đồng theo năm học)
- Hồ sơ yêu cầu khi ký kết hợp đồng thực phẩm:
1.1. Đối với đơn vị trực tiếp sản xuất, chế biến thực phẩm cần có:
– Giấy đăng ký kinh doanh
– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP
– Giấy chứng nhận vệ sinh thú y (đối với đơn vị trực tiếp giết mổ, cung cấp thịt)
– Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất
– Hợp đồng cung cấp thực phẩm (hoặc Hợp đồng nguyên tắc) với cơ sở GDMN; Danh mục thực phẩm cung ứng cho cơ sở giáo dục mầm non
– Bản cam kết đảm bảo chất lượng, đúng nguồn gốc và vệ sinh ATTP
– Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm (nếu có)
1.2. Đối với đơn vị thu mua thực phẩm để cung cấp cần có:
– Giấy đăng ký doanh nghiệp (Được phép kinh doanh các mặt hàng thực phẩm cung ứng )
– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh ATTP
– Hợp đồng hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp và đơn vị trực tiếp sản xuất, chế biến thực phẩm (nếu có)
– Hợp đồng cung cấp thực phẩm giữa đơn vị trực tiếp sản xuất, chế biến thực phẩm với doanh nghiệp thu mua thực phẩm để cung cấp cho cơ sở giáo dục mầm non. (Yêu cầu nơi cung cấp thực phẩm có đủ hồ sơ như mục 1.1)
– Hợp đồng cung cấp thực phẩm (hoặc Hợp đồng nguyên tắc) giữa doanh nghiệp với cơ sở GDMN; Danh mục thực phẩm cung ứng cho cơ sở giáo dục mầm non.
– Bản cam kết đảm bảo chất lượng, đúng nguồn gốc và vệ sinh ATTP
– Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm (nếu có)
1.3. Đối với cá nhân, hộ gia đình trực tiếp sản xuất, cung ứng thực phẩm cho cơ sở GDMN
Yêu cầu hồ sơ cần có như mục 1.1
- Hồ sơ yêu cầu đối với đơn vị cung ứng khi ký kết hợp đồng nước uống:
– Giấy đăng ký kinh doanh
– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP
– Hợp đồng cung cấp nước uống giữa đơn vị cung ứng với cơ sở GDMN; Danh mục nước cung ứng.
– Bản cam kết đảm bảo chất lượng, đúng nguồn gốc và vệ sinh ATTP.
– Các kết quả xét nghiệm mẫu nước (trong thời hạn quy định) đối với danh mục nước cung ứng.
* Ghi chú: Ngoài những yêu cầu trên, khi ký kết hợp đồng thực phẩm, hợp đồng nước uống, có thể có thêm các điều khoản quy định khác do bên A (cơ sở giáo dục mầm non) yêu cầu.
II. NHẬP KHO (hàng tuần, tháng theo nhu cầu)
– Thủ kho, kế toán thống nhất và báo nhu cầu với các đơn vị cung ứng thực phẩm.
– Kế toán lập Phiếu nhập kho.
– Thủ kho ghi chép vào sổ kho số lượng thực phẩm nhập theo Phiếu nhập kho (yêu cầu theo dõi phần nhập kho ghi đầy đủ như nội dung Bước 1 trong “Sổ kiểm thực ba bước”). Ký nhận trong hoá đơn (hoặc phiếu xuất kho) của đơn vị cung ứng.
– Hoá đơn (hoặc phiếu xuất kho) của đơn vị cung ứng sau khi thủ kho vào sổ kho, chuyển kế toán lưu giữ.
III. THỰC HIỆN QUY TRÌNH KIỂM THỰC BA BƯỚC VÀ LƯU MẪU, HUỶ MẪU THỨC ĂN TẠI BẾP ĂN CỦA CƠ SỞ GDMN (Hàng ngày)
Các bước | Người thực hiện | Sổ sách, chứng từ, bảng biểu… | Thời gian |
Bước 1: Giao nhận thực phẩm (Kiểm tra trước khi chế biến thức ăn) | – Kế toán : viết phiếu xuất kho; lên số lượng TP chia đi các điểm lẻ (nếu có) – Thủ kho: Xuất thực phẩm – Người trực tiếp nấu ăn: (Ghi bước 1- sổ kiểm thực 3 bước và ký nhận hóa đơn giao hàng). – Ban giám hiệu – Giáo viên – Y tế (hoặc thanh tra) (Giám sát, ký nhận) | * Hàng kho: – Sổ xuất nhập kho – Phiếu xuất kho của trường – Sổ kiểm thực ba bước (bước 1) * Thực phẩm tươi sống: – Hoá đơn (hoặc phiếu xuất kho của đơn vị cung ứng) – Sổ kiểm thực ba bước (bước 1) * Đối với cơ sở GDMN có nhiều bếp ăn, yêu cầu mỗi điểm bếp ăn có 01 Sổ kiểm thực ba bước | Tại thời điểm giao nhận thực tế |
Các bước | Người thực hiện | Sổ sách, chứng từ, bảng biểu… | Thời gian |
Bước 2: Sơ chế thực phẩm, nấu ăn (Kiểm tra khi chế biến thức ăn) | – Nhân viên nuôi dưỡng được phân công theo dây chuyền. (Nhân viên vị trí số 2 ghi sổ kiểm thực- bước 2) | – Sổ kiểm thực ba bước (Bước 2 – Kiểm tra khi chế biến thức ăn) | Tại thời điểm sơ chế thô xong. |
Bước 3: Chia ăn (Kiểm tra trước khi ăn) | – Kế toán: Viết định lượng thực phẩm chín trên bảng chia ăn – Nhân viên nuôi dưỡng chia ăn ghi sổ kiểm thực – bước 3; sổ giao nhận TP chín. – Giáo viên các lớp: Ký nhận trong sổ giao nhận TP chín – Ban giám hiệu hoặc nhân viên y tế giám sát, ký sổ | – Bảng chia định lượng thức ăn – Sổ kiểm thực ba bước (Bước 3 – kiểm tra trước khi ăn) – Sổ giao nhận thực phẩm chín | Sau khi nấu xong |
Lưu mẫu thức ăn và Huỷ mẫu thức ăn lưu. | – Nhân viên y tế hoặc nhân viên nuôi dưỡng (do HT phân công) thực hiện lưu mẫu, hủy mẫu và ghi sổ. | – Sổ kiểm thực ba bước: phần Lưu mẫu và huỷ mẫu thức ăn lưu (cùng trang in với bước 3) – Nhãn mẫu thức ăn lưu – Bộ dụng cụ dùng lưu mẫu thức ăn | – Lưu mẫu và bảo quản trong tủ lạnh, nhiệt độ 2- 8 độ C sau khi nấu chín thức ăn, trước khi chia ăn. – Hủy mẫu sau 24 h |
IV. THỰC HIỆN CÔNG KHAI THỰC ĐƠN VÀ TIỀN ĂN CỦA TRẺ TRONG NGÀY
- Công khai thực đơn (hàng tuần)
– Công khai thực đơn của trẻ, của CBGVNV hàng tuần (sáng tạo đổi mới hình thức giới thiệu, tuyên truyền về thực đơn dinh dưỡng của trẻ).
– Bảng thực đơn bố trí ở vị trí cha mẹ dễ quan sát.
– Thực đơn: Do Ban giám hiệu, kế toán, tổ trưởng tổ nuôi dưỡng chịu trách nhiệm nội dung.
- Công khai tiền ăn tại Bảng tài chính công khai: (Hàng ngày)
– Kế toán (hoặc BGH, GV, NV ở các điểm trường do HT phân công), chịu trách nhiệm ghi chép nội dung Bảng tài chính công khai.
+ Trường hợp cơ sở GDMN có 1 điểm trường: Công khai tiền ăn của trẻ toàn trường.
+ Trường hợp cơ sở GDMN có nhiều điểm trường: Từng điểm trường công khai tiền ăn của trẻ tại điểm trường đó.
– Thời gian công khai: Trước 16 h hàng ngày.
V. QUYẾT TOÁN TIỀN ĂN CỦA TRẺ
I. Sổ sách, hóa đơn chứng từ yêu cầu:
- Sổ tính khẩu phần ăn (Mỗi ngày in ra từ phần mềm, đủ chữ ký của BGH, kế toán, người trực tiếp nấu bếp). Cuối tháng đóng quyển, gồm đủ tất cả các ngày ăn trong tháng.
- Sổ theo dõi xuất, nhập kho; phiếu nhập kho, phiếu xuất kho của nhà trường: Để đối chiếu hàng kho tồn, xuất trong ngày, tuần/tháng.
- Hóa đơn của các đơn vị cung ứng thực phẩm (hóa đơn bán lẻ, phiếu xuất kho, hóa đơn đỏ).
- Sổ báo ăn các lớp: Để đối chiếu số xuất ăn trong tháng
- Sổ kiểm thực ba bước: Để đối chiếu thực phẩm giao nhận, đơn giá với sổ tính khẩu phần ăn. (Yêu cầu đối chiếu hàng ngày).
II. Thanh toán: (Có thể thanh toán theo ngày, tuần, tháng do thỏa thuận trong hợp đồng giữa đơn vị cung ứng thực phẩm và cơ sở GDMN).
– Kế toán lập Bảng kê thực phẩm của từng chủ hàng; (bao gồm cả hàng tươi sống, hàng kho, ga, sữa…
– Hóa đơn của đơn vị cung cấp thực phẩm (nếu viết hóa đơn đỏ theo tuần, tháng thì phải có phiếu xuất kho hàng ngày kèm theo).
– Giấy đề nghị thanh toán theo mẫu do Kế toán nhà trường cung cấp (đơn vị cung cấp thực phẩm, chủ hàng ký đề nghị thanh toán hoặc nhân viên nuôi dưỡng của cơ sở GDMN ký đề nghị)
– Kế toán lập Phiếu chi: Người nhận tiền là chủ hàng (đơn vị cung ứng thực phẩm) hoặc nhân viên nuôi dưỡng của cơ sở GDMN ký, nhận tiền (Mỗi đơn vị cung ứng có 01 bộ chứng từ và phiếu chi).
* Ghi chú: Nếu nhân viên nuôi dưỡng ký giấy đề nghị thanh toán và nhận tiền từ thủ quỹ của cơ sở giáo dục mầm non để chi trả trực tiếp cho chủ hàng, yêu cầu có thêm Giấy biên nhận tiền do chủ hàng (người nhận tiền) ký nhận./.