ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT BÉO TỚI SỰ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN CỦA TRẺ

25/04/2024

-

admin

-

0 Bình luận

Vì nỗi lo con béo phì mà nhiều mẹ đã hạn chế, thậm chí loại bỏ những thực phẩm có chứa chất béo ra khỏi thực đơn hàng ngày dành cho bé. Suy nghĩ sai lầm này ảnh hưởng lớn tới sự phát triển toàn diện của trẻ. Vì nếu khẩu phần ăn hàng ngày thiếu hụt chất béo, chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng, đặc biệt là trí não.

Nếu phát hiện trẻ thường xuyên gặp các dấu hiệu sau đây, cha mẹ cần bổ sung ngay chất béo vào thực đơn hàng ngày dành cho bé để kịp thời cải thiện tình hình, hạn chế những ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển thể chất và trí não của trẻ.

Theo TS-BS Phan Bích Nga – Viện Dinh dưỡng Quốc gia, thiếu hụt chất béo sẽ ảnh hưởng tới quá trình phát triển chung của trẻ nhỏ. Để bổ sung dưỡng chất này, cha mẹ có thể lựa chọn những loại thực phẩm giàu chất béo như thịt lợn, thịt gà, sữa, bơ, cá hồi, cá thu, cá mòi, ô liu, hạnh nhân, hạt cải, bí đỏ… để xây dựng thực đơn cho bé. Những dấu hiệu chứng tỏ bé đang thiếu chất béo cần được bổ sung:

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, có nhiều nguồn bổ sung chất béo cho con. Ngoài việc cung cấp 31g chất béo mỗi ngày đối với trẻ 6-12 tháng và dưới 50g với trẻ 1-6 tuổi, mẹ nên đa dạng các loại chất béo phù hợp với khẩu vị của con.

Các loại chất béo động vật như thịt mỡ, thịt nạc… chứa nhiều axit béo bão hòa giàu năng lượng, song, dùng nhiều lại có hại cho tim mạch. Trong khi đó, các hồi, mỡ gan cá, dầu cá, mỡ các loại động vật biển… chứa nhiều vitamin A, D và axit arachidonic tốt cho sức khỏe.

Váng sữa, phô mai, dầu thực vật (dầu mè, dầu ô liu, dầu hướng dương…), quả bơ, sữa, trứng gà, các loại hạt… cũng là những thực phẩm bổ sung có lợi cho sức khỏe của bé, nhờ hàm lượng cao các chất béo chưa bão hòa (unsaturated fats) giúp loại bỏ các cholesterol xấu, tăng sản xuất cholesterol tốt. Ngoài ra, chúng cũng có hàm lượng thấp chất béo bão hòa (saturated fats), chất béo chuyển hóa (trans fats) có hại cho tim mạch. Tuy nhiên, để đảm bảo năng lượng cho sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ, cha mẹ nên cân đối lượng chất béo gốc động vật và thực vật trong khẩu phần ăn của con theo tỷ lệ 7:3.

Hàng ngày, mẹ có thể bổ sung chất béo cho bé bằng cách thêm vài thìa nhỏ dầu thực vật vào món ăn (cháo, canh, món xào…). Mẹ cũng có thể chế biến bơ đậu phộng, bơ dầm, sinh tố bơ… hoặc đổi món với pho mai, sữa, váng sữa hợp với khẩu vị của bé. Mỗi 100g váng sữa có thể cung cấp khoảng 14g chất béo có lợi cho bé, gồm các axit béo bão hòa có khối lượng phân tử thấp (axit butiric, caproic, capric, lauric…) giàu năng lượng, dễ tiêu hóa và các axit béo chưa bão hòa (axit loeic, linoleic, linolenic).

Người đăng: Phương Thảo